Tác phẩm Giang_Nam_(nhà_thơ)

Thơ

  • Tháng Tám ngày mai (1962), 18 bài thơ
  • Quê hương (1962)
  • Người anh hùng Đồng Tháp (trường ca, 1969)
  • Vầng sáng phía chân trời (1978)
  • Hạnh phúc từ nay (1978)
  • Thành phố chưa dừng chân (1985)
  • Ánh chớp đêm giao thừa (trường ca, 1998)
  • Mầu nhiệm (1999)
  • Sông Dinh mùa trăng khuyết (trường ca, 2002)
  • Lắng nghe thời gian (2008)
  • Người đi mở đất (trường ca chưa in)

Văn xuôi

  • Vở kịch cô giáo (tập truyện ngắn, 1962)
  • Người giồng tre (tập truyện - ký, 1969)
  • Trên tuyến lửa (truyện ký, 1984)
  • Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký, 1987)
  • Tôi đã học văn theo kiểu của mình (hồi ký, 1995)
  • Sống và viết ở chiến trường (hồi ký văn học, 2004)

Về bài thơ Quê hương

Bài thơ Quê hương đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông để giảng dạy. Năm 1961, khi xét giải thưởng thơ báo Văn nghệ, có ý kiến đề nghị trao giải nhất cho bài thơ Quê hương nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong bối cảnh lúc đó bài thơ có thể ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu nên đề nghị chỉ trao giải ba, cuối cùng giải pháp dung hoà được nhất trí: bài thơ được tặng giải nhì.[2]

Nguyên mẫu của "cô gái nhà bên" là vợ của ông. Ông sáng tác bài thơ tại căn cứ của Tỉnh ủy Khánh Hòa dưới chân núi Hòn Dù khi nghe hung tin vợ con bị bắt và thủ tiêu. Cuối năm 1961, khi đang ở căn cứ tại Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), ông bất ngờ biết vợ con vẫn còn sống, đã về quê tại Nha Trang sinh sống an toàn. Tòa án không đủ cơ sở buộc tội bà là vợ cộng sản nên trả tự do ngay tại tòa. Giang Nam cảm xúc lại dâng trào mãnh liệt và làm tiếp hai bài thơ: Ngày mai đi đón em và Con còn sống.[1]